Giới thiệu tác phẩm dự án Công Dân Trái Đất – Citizen Earth Exhibition

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “Đồng nguyên”, Nguyễn Đức Phương. Tranh đất trên toan và sắp đặt ống nghiệm đất

Tranh đất trên toan và sắp đặt ống nghiệm đất. Lấy cảm hứng từ những biểu tượng đặc trưng của làng quê Bắc Bộ truyền thống, nghệ sĩ Nguyễn Đức Phương đã sử dụng bảng màu tự làm từ đất và bụi thu gom từ công trường trùng tu ngôi chùa quê anh để tái tạo một mảnh vẽ hình ảnh của chính ngôi chùa. Tác phẩm tranh đất sẽ được đặt tại phần mái vòm của tòa nhà chính số 19 Lê Thánh Tông, với phần tường được trang trí bằng những hoạ tiết kết hợp hài hoà giữa phương Đông và phương Tây. Đối với Phương, hình ảnh ngôi chùa này là một ẩn dụ cho sự hòa hợp và niềm tin rằng các giá trị khác nhau có thể tồn tại cùng nhau để trở thành một thể thống nhất. Dự án cũng trưng bày kết quả nghiên cứu của Phương với các nhà nghiên cứu địa chất, dưới hình thức một chuỗi ống nghiệm chứa các chất màu khác nhau và những sản phẩm ứng dụng kết quả nghiên cứu ấy trong đời sống.

VỀ NGHỆ SĨ Nguyễn Đức Phương (sn. 1982) sau khi tốt nghiệp từ Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2007, Phương dành 10 năm tiếp theo làm việc miệt mài để khám phá và phát triển thực hành nghệ thuật dựa trên chất liệu và kỹ thuật bản địa và truyền thống, tuy không hề thiếu những suy ngẫm hài hước và nhẹ nhàng về đời sống đương đại. Phương đã tham gia một số triển lãm tại Việt Nam gần đây nhất là triển lãm Đó là ở đâu – Đó là ở đây tại VCCA (Hà Nội) cùng với Đàn Đó, Xem Đêm – Càng Đêm tại Manzi (Hà Nội) với kiến trúc sư Nguyễn Hà.

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “Những người vắng mặt”, Phạm Thu Hằng, Nhiếp ảnh.

Chuỗi chân dung ghi lại mối quan hệ của các nhân vật với môi trường sống đặc biệt của họ: những bãi bom mìn ở Cam Lộ, Quảng Trị. Những tấm ảnh được đặt rải rác ở các góc khác nhau của trường đại học và chờ đợi người xem tìm hiểu những câu chuyện đằng sau chúng. Khán giả sẽ theo chân bốn người đàn ông trong cuộc sống hàng ngày của họ với nghề thu gom phế liệu từ chiến tranh. Từng đời sống riêng đều mang dấu vết của của cuộc chiến họ không trực tiếp tham dự, trong khung cảnh huyền ảo của những cồn cát trắng – những hố bom chưa khi nào khô cạn. Những hình ảnh được ghi lại trong ba năm đạo diễn Phạm Thu Hằng thực hiện phim tài liệu dài “Mùa Cát Vọng” (The Future Cries Beneath Our Soil), được trao giải Đạo diễn Xuất sắc nhất tại LHP Singapore 2018.

VỀ NGHỆ SĨ Phạm Thu Hằng (sn. 1982) làm nghiên cứu tại Viện văn hóa nghệ thuật từ năm 2004. Sau đó cô theo học bằng Thạc sĩ về Đạo diễn phim tài liệu ở Châu Âu năm 2015. Những trăn trở của cô về việc làm phim đã mở ra nhiều chủ đề nhưng chủ yếu hướng đến việc khám phá lại văn hóa Việt Nam và kết nối giữa thế giới nội tại ở Việt Nam và bên ngoài, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa đương đại. Đây là thử nghiệm đầu tiên về hình ảnh động và sắp đặt của cô. Các tác phẩm của cô đã được trình chiếu cả ở trong và ngoài nước và dành được nhiều giải thưởng quan trọng.

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “Người cắm hoa”, Lê Giang. Chì trên giấy.

Ngắt, cắt, uốn, bứt, cài… là các động từ thường dùng để mô tả quá trình cắm tỉa hoa. Nghệ thuật cắm hoa ẩn chứa một nét bạo lực nên thơ đầy mâu thuẫn, với những động tác có phần thô bạo nhằm biến đổi vật thể mong manh là bông hoa. Hướng cái nhìn tới những chi tiết thường ngày, nghệ sĩ Lê Giang đặt câu hỏi về cách thức con người tác động và chiếm hữu thiên nhiên. Mối quan tâm của cô tới hoa trang trí cũng bắt nguồn từ lịch sử thuộc địa của hành động cắm hoa, vốn được du nhập vào Việt Nam dưới thời Pháp thuộc vào cuối thế kỷ 19. Trong triển lãm, 13 bức họa chì trên giấy của Lê Giang sẽ được trưng bày bên cạnh những mẫu vật cây và hoa tại Bảo tàng Thực vật thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, nơi lưu giữ những tiêu bản thực vật đầu tiên do các nhà khoa học Pháp thu thập. Ẩn dưới dáng hình của sự vuốt ve ân cần, hành động cắm tỉa hoa được soi cận trên tranh là biểu hiện của khát khao chiếm đoạt tự nhiên: trong cái đẹp thường ngày, chủ nghĩa thuộc địa hay khoa học.

VỀ NGHỆ SĨ Lê Giang (sn.1988) tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Sư phạm Mỹ thuật trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Thạc sỹ Nghệ thuật tại trường Đại học Nghệ thuật London, Anh. Điểm khởi hành của Lê Giang là câu hỏi về vai trò của con người trong tự nhiên và cấu trúc xã hội. Các triển lãm gần đây nhất của Lê Giang bao gồm: Nước xanh non biếc (Institut Francais, Hà Nội, 2020), Phản niệm (Art Central, Hồng Kông, 2019), Phản niệm (Vin Gallery, TP. Hồ Chí Minh, 2018), Tàn chỉ (Viện Goethe Hanoi, 2017), Trên dưới trời (Không gian nghệ thuật Manzi, Hà Nội, 2014), Reincarnate (Conflictable Cube, Irabaki, Nhật Bản, 2013).

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “Holobiont”, Trần Thảo Miên. Lưới đánh cá thu nhặt, sợi len thừa…

Nghệ sĩ Trần Thảo Miên hình dung “công dân Trái Đất” không chỉ là loài người mà còn bao gồm những sinh vật nhỏ bé nhưng tiềm tàng sức mạnh: các vi sinh vật. Qua nghiên cứu cá nhân và trao đổi với các nhà khoa học, Trần Thảo Miên đã đặt câu hỏi về vai trò của vi sinh vật đối với sự sống loài người. Bao gồm virus, vi khuẩn, nấm, tảo, những sinh vật không thể quan sát được bằng mắt thường này có tốc độ sinh trưởng vô cùng lớn, hiện hữu trên khắp cơ thể người và thậm chí tham gia vào hoạt động của não. Vậy chúng ta – loài người – có thực sự sở hữu cơ thể mình? Những cảm nhận, suy nghĩ của ta có thực sự thuộc về ta, hay là do vi sinh vật quyết định? Sử dụng lưới đánh cá thu nhặt được và sợi len thừa xin từ các nhà máy để tạo nên những điêu khắc mềm, nghệ sĩ Trần Thảo Miên muốn gợi nhắc người xem về sự tồn tại của những sinh vật vô hình sống trong, xung quanh và cùng chúng ta.

VỀ NGHỆ SĨ Trần Thảo Miên (sinh năm 1991) tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật London, chuyên ngành Thiết kế Vải năm 2013 và làm việc trong ngành thời trang tại London và Hà Nội từ đó đến 2017. Phần lớn các tác phẩm của cô được thêu từ nguyên liệu bỏ đi của ngành thời trang. Hiện tại, cô đang tập trung vào khám phá những điểm chung của con người và thiên nhiên với mục tiêu kết hợp cùng một số loại cây để cùng nhau sáng tạo tác phẩm nghệ thuật.

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “Hồ nước”, Chi L. Nguyễn và Nhung Nguyễn. Sắp đặt và âm thanh.

Nước và không gian nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng với thủ đô Hà Nội. Với nghệ sĩ Nguyễn Linh Chi, hồ nước còn là không gian tự nhiên nơi con người có thể có những trải nghiệm đa giác quan, và là những tấm gương phản chiếu, thẩm thấu và lắng nghe những tiếng vọng, những lời thì thầm, những cuộc đối thoại của thành phố. Xuất phát từ những ấn tượng sâu đậm về hồ nước của Hà Nội, tác phẩm “Hồ nước” mang đến gồm sắp đặt 5 tấm tranh gương mang hình dạng gợi nhớ tới các hồ Hà Nội, được vẽ tay và xử lý thủ công với acid. Đặt trong điều kiện ánh sáng tự nhiên hướng Nam từ cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà, cùng với phần thiết kế âm thanh của nghệ sĩ Nhung Nguyễn (Sound Awakener), tác phẩm đưa người xem vào một trải nghiệm tổng hoà đa giác quan. Những mặt gương-nước đó gợi nhắc về phần tĩnh tại nhất bên trong mỗi con người và là một trong những không gian chung vừa gợi mở, vừa lẩn khuất, lặng lẽ và bao dung nhất, không phân biệt một ai.

VỀ CÁC NGHỆ SĨ Nguyễn Linh Chi (Chi L. Nguyễn) (sn. 1992) tốt nghiệp ngành minh họa – truyền thông thị giác từ trường Cao đẳng nghệ thuật Camberwell, Đại học nghệ thuật London. Sau khi tốt nghiệp, các tác phẩm của cô đã chuyển hướng sang minh họa mang tính ý niệm kết hợp giữa vẽ và chất liệu đa phương tiện. Cô cũng duy trì cách tiếp cận thiết kế của mình với tư cách là một thành viên của Phường Son Collective. Nguyễn Nhung là một nghệ sĩ âm thanh trẻ sống tại Hà Nội, thực hành thử nghiệm trên nhiều thẩm mỹ và biểu đạt khác nhau – ambient drone, electro-acoustic, âm nhạc tiếng ồn, musique concrète cũng như nhiều hình thái khác. Từ 2014, Nhung sáng tác và biểu diễn dưới nghệ danh Sound Awakener, cũng như sử dụng tên thật cho các tác phẩm thiên về piano.

Recent Projects

AIELOC Conference 2024
Camera Operator Director Portfolio
Sáng kiến Thanh niên Tiên phong – UNICEF Viet Nam 2023
Camera Operator Director Portfolio
Problematic – If I Were Happy (Official Music Video)
Camera Operator Director Portfolio
Problematic – Leave Me Alone (BEHIND THE SCENES)
Camera Operator Director Portfolio
UNIS Hanoi Scholarship Programme – Meet Ha and Phuc
Camera Operator Director Portfolio
Phim tài liệu dự án: Citizen Earth – Công Dân Trái Đất
Director
[Xưởng Văn Hóa] Hoà nhạc và trình diễn video tương tác ĐẠI TƯỢNG l PARADIGM
Director Portfolio
[Xưởng Văn Hóa] EVOLUTION – Hành trình qua 4 thế kỷ âm nhạc
Director Portfolio
[Xưởng Văn Hóa] Múa đương đại L’EGO
Director Portfolio
[Xưởng Văn Hóa] Fashion show MIÊN – KILOMET109
Director Portfolio
[Xưởng Văn Hóa] Múa đương đại Cái Tổ – The Nest
Director
[Xưởng Văn Hóa] Múa đương đại Hoa giấy – Một câu chuyện cổ tích
Director Portfolio
Phim ngắn cho vận động kế hoạch phát triển kinh tế xã hội – DIỄN ĐÀN TRẺ EM QUỐC GIA LẦN THỨ 6
Director Portfolio
THE BANDFEST 2018 – NGÀY HỘI CÁC BAN NHẠC 2018
Director Portfolio
The making of Chat II
Director
Xin chào nhà tài trợ | World Vision Việt Nam | Tầm nhìn Thế giới (TNTG) Việt Nam
Director
Dự án Quản lý RRTH dựa vào cộng đồng có lồng ghép giới – Gender CBDRM project
Director
Dinh Dưỡng Cho Mọi Trẻ Em – Tổ chức Cứu Trợ Trẻ em Việt Nam | SAVE THE CHILDREN VIETNAM
Director
Giáo dục cho Mọi Trẻ Em – Tổ chức Cứu Trợ Trẻ em Việt Nam | SAVE THE CHILDREN VIETNAM
Director
As I lay dying
Camera Operator Director Portfolio
Triển Lãm Dự Án Tưởng Tượng Lại Vai Trò Nghệ Sĩ, Nghệ Nhân
Director
False Brillante
Camera Operator Director Portfolio
XX2061
Camera Operator Director Portfolio
Phim ngắn về Quyền giám sát trẻ em độc lập | Independent Child Rights Monitoring (ICRM short film)
Director Portfolio
DIỄN ĐÀN LẮNG NGHE TRẺ EM NÓI, LÀO CAI | Children’s forum in Lao Cai province
Director